Chi tiết tin - Xã A Bung - Đakrông

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 1
  • Hôm nay 12
  • Tổng truy cập 331.577

TỔNG QUAN VỀ XÃ A BUNG

Post date: 05/10/2022

A Bung là một xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa của huyện Đakrông, cách trung tâm huyện gần 70 km về phía Tây Nam, có đường biên giới chung với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Xã A Bung là xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn của huyện Đakrông. Toàn xã hiện có 9 thôn: A Bung, La Hót, Cu Tài 1, Cu Tài 2, A Luông, Ty Nê, Cựp, Pire 1 và Pire 2 với 971 hộ gia đình, dân số 3.870 người. Trên địa bàn xã hiện có 03 dân tộc anh em cùng sinh sống là Kinh, Pa Cô và Vân Kiều, trong đó đồng bào Pa Cô, Vân Kiều chiếm hơn 90%, trình độ dân trí thấp. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn xã sau đợt rà soát đầu năm 2022  tăng cao, cụ thể: có 559 hộ nghèo chiếm 57,69%, 111 hộ cận nghèo chiếm 10,42%.

Bản đồ xã A Bung

  1. Dân số, thành phần dân tộc

A Bung là một xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa của huyện Đakrông, cách trung tâm huyện gần 70 km về phía Tây Nam, có đường biên giới chung với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Xã A Bung là xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn của huyện Đakrông. Toàn xã hiện có 9 thôn: A Bung, La Hót, Cu Tài 1, Cu Tài 2, A Luông, Ty Nê, Cựp, Pire 1 và Pire 2 với 971 hộ gia đình, dân số 3.870 người. Trên địa bàn xã hiện có 03 dân tộc anh em cùng sinh sống là Kinh, Pa Cô và Vân Kiều, trong đó đồng bào Pa Cô, Vân Kiều chiếm hơn 90%, trình độ dân trí thấp. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn xã sau đợt rà soát đầu năm 2022  tăng cao, cụ thể: có 559 hộ nghèo chiếm 57,69%, 111 hộ cận nghèo chiếm 10,42%.

  1. Điều kiện KT-XH

Xã A Bung là xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn của huyện Đakrông. Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông: trồng trọt chủ yếu là ngô, sắn, lúa và cây Tràm; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm: bò, dê, lợn bản, gà, ngàn,…

  1.  Vị trí địa lý

          A Bung là một xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa của huyện Đakrông, cách trung tâm huyện gần 70 km về phía Tây Nam, có đường biên giới chung với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Xã A Bung có đường mòn Hồ Chí Minh đi qua và cửa khẩu La Lay được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế đã tạo điều kiện trong việc đi lại và lưu thông hàng hóa cho nhân dân góp phần phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trong giai đoạn hiện nay.

Xã A Bung ở tọa độ 16°21′55″B đến 107°00′57″Đ với vị trí địa lý như sau:

- Phía Tây giáp xã A Ngo;

- Phía Nam giáp tỉnh Salavan (nước CHDCND Lào);

- Phía Đông giáp huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế);

- Phía Bắc giáp xã Húc Nghì và xã Tà Rụt.

Toàn xã hiện có 7 thôn: A Bung, La Hót, Cu Tài 1, Cu Tài 2, A Luông, Ty Nê, Cựp

4. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và thời tiết

          Theo số liệu thống kê, tổng diện tích tự nhiên của xã là 10.682,560 ha.Địa hình xã A Bung có 03 dạng chính: Dạng địa hình núi cao, độ dốc lớn, chia cắt mạnh; dạng địa hình đồi núi thoải, phân bố thành dải hẹp ở chân đồi núi, thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm; dạng địa hình bãi bằng ven sông suối. Các sông, suối đều bắt nguồn từ các rừng, núi cao của dãy Trường Sơn, nên mùa mưa thường chảy xiết, gây ra xói mòn và rửa trôi đất; mùa hè các khe suối thường khô nước, gây ra hạn hán.

Xã A Bung nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành nên bốn mùa rõ rệt.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24 – 250C. Nhiệt độ cao nhất đạt đến 41,20C khi xuất hiện gió mùa Tây Nam, nhiệt độ thấp nhất đạt 80C khi xuất hiện gió mùa Đông Bắc.

     - Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt 2.300 – 2.400 mm, nhưng phân bố không đều.

     + Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 12, chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa hàng năm. Mưa tập trung từ tháng 8 đến tháng 11.

     + Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 với lượng mưa rất ít, chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm.

     - Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân năm tương đối thấp (68 – 75%), từ tháng 1 đến tháng 3 độ ẩm không khí tương đối cao (gần 80%). Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1508,6 mm/năm.

     - Chế độ gió: Xã A Bung nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên chịu sự chi phối của các chế độ gió chính sau:

     + Gió mùa Đông Bắc: Thổi thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió này mang theo không khí lạnh, khi vào đến gặp địa hình núi cao nên thường gây rét đậm, rét hại.

     + Gió mùa Tây Nam: Còn gọi là gió Lào, thổi thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 7. Với tính chất khô nóng, gió Lào gây nắng nóng, hạn hán ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

     + Gió mùa Đông Nam: Thổi thịnh hành từ tháng 8 đến tháng 11, đây là loại gió mang nhiều hơi nước từ biển vào, tạo nên các trận mưa rào quý giá cho đời sống cũng như sản xuất nông nghiệp.

     Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra hạn hán lũ lụt; điều kiện đi lại gặp nhiều khó khăn đã có tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

5. Đất đai, thổ nhưỡng

 Có 4 loại đất chính:

     - Đất phù sa ngòi suối (Py): Được hình thành từ quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông, suối. Do địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc của sông suối lớn nên quá trình bồi tụ chỉ hình thành các dải đất nhỏ, hẹp ven sông suối. Loại đất này có địa hình tương đối bằng phẳng, phù hợp để trồng lúa và rau màu. Tuy nhiên đây là loại đất nghèo dinh dưỡng, cần phải cải tạo nhiều trong quá trình canh tác.

          - Đất dốc tụ (D): Được hình thành do quá trình tích tụ các sản phẩm phong hóa và rửa trôi từ các đỉnh đồi núi xuống, phân bố rải rác quanh các chân đồi núi.

          - Đất xám trên đá Granít (Xa): Được hình thành do quá trình phong hóa của đá Granít; hình thành trên địa hình dễ bị rửa trôi và do phương thức canh tác thiếu bền vững đã làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi.

     - Đất đỏ vàng trên đá Mắc ma axít (Fa): Đất hình thành do sản phẩm phong hóa của đá Mắc ma, đây là loại đất phù hợp để quy hoạch sản xuất lâm nghiệp[1].

6. Tài nguyên và khoáng sản

- Tài nguyên rừng: Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng đặc dụng, phân bố tập trung phía Đông Bắc và Tây Nam của xã; rừng có trữ lượng gỗ thấp, ít có khả năng khai thác, chủ yếu là gỗ tạp, cây lùm bụi và dây leo, các loại gỗ quý hiện còn rất ít. Rừng trồng chủ yếu là rừng keo. Động vật rừng nghèo nàn về chủng loại, số lượng không đáng kể do việc săn bắt trái phép, môi trường sống của chúng bị xâm hại nghiêm trọng.

- Khoáng sản: Trên địa bàn xã có nhiều loại khoáng sản như: cát, đá, đất sét, vàng… Trong đó, vàng có hàm lượng từ 0,1 đến 5,27 gram/tấn quặng. Tuy nhiên, lượng vàng thường nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác gặp nhiều khó khăn.

 

More